Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
Tính thanh khoản của cổ phiếu là một trong những yếu tố
chính nhà đầu tư sử dụng để đánh giá một khoản đầu tư.
Tính thanh khoản của cổ phiếu được xác định bởi khả năng dễ
dàng mua bán hay giao dịch với giá ổn định trong ngắn hạn. Đầu tư vào một cổ
phiếu có tính thanh khoản cao thường an toàn hơn những cổ phiếu có tính thanh
khoản thấp. Một cổ phiếu có tính thanh khoản nhiều khả năng giữ được giá trị
khi được giao dịch.
Thị trường thanh khoản càng lớn chứng tỏ càng nhộn nhịp, rất
dễ dàng để tìm người mua hoặc người bán. Điều này có nghĩa là người giao dịch
ít có khả năng phải mua cổ phiếu với giá cao hơn hoặc bán với giá thấp hơn giá
thị trường.
Bên cạnh đó, thanh khoản có vai trò lớn trong phân tích kỹ
thuật, góp giúp xác định giá cổ phiếu.
Khi giá cổ phiếu và thanh khoản tăng, đây là dấu hiệu tích cực,
cho biết sức mua lớn. Ngược lại, giá cổ phiếu tăng nhưng thanh khoản kém, nhà đầu
tư cần cẩn trọng vì có thể rơi vào bẫy tăng giá. Giá cổ phiếu giảm kèm theo
thanh khoản tăng lại là tín hiệu xấu vì lực bán cao, nhiều nhà đầu tư xả hàng.
Giá cổ phiếu giảm và thanh khoản cũng giảm là tín hiệu tốt, do lúc này nhà đầu
tư hạn chế bán ra ở mức giá thấp.
Trường hợp giá cổ phiếu đã giảm một thời gian, thanh khoản
giảm dần nhưng sau đó bất ngờ tăng mạnh là tín hiệu tích cực đối với một số người,
vì nhà đầu tư hết kiên nhẫn, bắt đầu xả hàng cũng là lúc cung cổ phiếu dần cạn,
có thể hình thành đáy. Thời điểm này, nhiều nhà đầu tư vào bắt đáy, kiếm lợi
nhuận sau này.
Nhà đầu tư có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây để xác định
tính thanh khoản của cổ phiếu:
Khối lượng giao dịch
Một trong những đặc điểm quan trọng của tính thanh khoản của
cổ phiếu và thị trường chứng khoán là khối lượng giao dịch lớn. Một cổ phiếu được
cho là có tính thanh khoản tốt nếu khối lượng giao dịch khớp lệnh trên 100.000
cp/phiên.
Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những kỷ
lục thanh khoản, với khối lượng giao dịch bình quân là 737,29 triệu cp/phiên,
giá trị giao dịch bình quân đạt 21.593 tỷ đồng/phiên.
Chênh lệch giá mua và giá bán
Giao dịch chỉ thành công khi giá cao nhất mà người mua đưa
ra khớp với giá thấp nhất mà người bán sẽ chấp nhận. Nếu giá mua cao hơn giá
bán quá nhiều, đây là dấu hiệu cho thấy tài sản không có tính thanh khoản. Cổ
phiếu có thanh khoản cao sẽ có sự chênh lệch thấp giữa giá bên mua và bên bán.
Ví dụ: Cổ phiếu MWG có giá bên mua cao nhất là 153.400 đồng/cp,
giá bên bán đưa ra là 153.500 đồng/cp. Chênh lệch giá bên mua và bên bán thấp,
tức là thanh khoản của cổ phiếu cao.
Chênh lệch giá mua và giá bán càng thấp, thanh khoản của cổ
phiếu càng cao.
Vòng quay cổ phiếu
Vòng quay cổ phiếu là thước đo tính thanh khoản của cổ phiếu,
được tính bằng cách lấy tổng số cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời
gian nào đó chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong cùng thời kỳ.
Vòng quay cổ phiếu càng cao, cổ phiếu của công ty càng có tính thanh khoản cao.
Vì điều này cho thấy công ty đang tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi đồng tài
sản sở hữu.
Công thức tính:
Ví dụ:
Công ty A có 10 triệu cổ phiếu được bán trong một năm và số
lượng cổ phiếu bình quân có sẵn trong thời gian đó là một triệu, thì vòng quay
cổ phiếu A. là 10 lần, khá lớn. Như vậy, cổ phiếu A. có tính thanh khoản cao.
Nhận xét
Đăng nhận xét